Nghệ đỏ là gì?
Nghệ đỏ có tên khoa học là Curcuma longa L, thuộc họ gừng Zingiberaceae;
Nghệ đỏ còn có tên gọi khác là Khương hoàng, Uất kim, Co hem (Mường), Co khản min (Thái), Khinh lương (Tày).
Hàm lượng curcumin có trong nghệ đỏ cao hơn hẳn so với các giống nghệ khác được trồng ở nước ta. Nghệ đỏ có hàm lượng Curcumin trong 100mg tinh bột nghệ khoảng 4,7 – 5,2%. Trong khi đó, ở giống nghệ vàng thì hàm lượng này chỉ đạt khoảng 3,0%.
Mô tả thực vật
Cây nghệ đỏ là một loại thân cỏ, có chiều cao 60 – 100 cm. Thân rễ củ có hình hơi dẹt hoặc trụ, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng đến màu cam sẫm. Mỗi năm, thân khí sinh sẽ tàn lụi. Lá nghệ đỏ hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn, có chiều dài 45 cm, chiều rộng 18 cm, bên trong cuống lá có bẹ nọn
Hoa nghệ tự bung hình trụ ở ngọn. Đầu lá bắc màu lục pha vàng, cánh hoa ngoài phía gốc màu xanh lục vàng dần lên các thuỳ. Toàn bông hoa có màu vàng, lá bắc gần ngọn pha màu hồng ở đầu lá.
Phân bố
Trên thế giới
Cây nghệ đỏ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia.
Tại Việt Nam
Cây nghệ đỏ được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh trên cả nước. Nghệ đỏ là loài sinh trưởng và phát triển mạnh, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt. Từ mầm ngủ của rễ củ mọc lên thành thân giả mang lá và hoa sống suốt năm, khi mùa đông đến thì tàn lụi.
Cây nghệ đỏ ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển là 20 – 25 độ C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 2.000 – 2.500 mm. Độ ẩm không khí 80 – 85%, nghệ ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH = 6,5 – 7.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, tốt cho hệ tiêu hóa
Nghệ đỏ có thể dùng phối hợp điều trị triệu chứng viêm dạ dày mạn. Ngoài ra, tinh bột nghệ đỏ còn ngăn ngừa ung thư dạ dày trên các bệnh nhân viêm dạ dày có Helicobacteria pylori.
Điều trị bệnh viêm khớp
Nghệ là thảo dược giúp kháng viêm nên các yếu tố gây nên viêm khớp không tồn tại được nếu bổ sung vị thuốc này thường xuyên, ngăn ngừa các cơn đau khớp bất chợt, tạo dựng một nền tảng sức khỏe lành mạnh
Hỗ trợ điều trị ung thư
Curcumin ức chế sự tăng sinh, hình thành mạch, xâm lấn và di căn của các bệnh ung thư khác. Có thể kể đến như: ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, ruột,… Hợp chất curcumin có khả năng làm chậm quá trình tăng trưởng và tăng sinh tế bào ung thư.
Tăng cường hệ miễn dịch
Curcumin giúp tăng sinh số lượng các tế bào miễn dịch, đồng thời ức chế sự hình thành khối u, góp phần trong điều trị nhiều loại ung thư hiện nay
Ngăn ngừa bệnh gan
Tinh bột nghệ đỏ đã loại bỏ tạp chất, chứa hàm lượng Curcumin cao, làm giảm khả năng gây ra sự tồn đọng các tạp chất ở gan, tăng cường chức năng gan.
Làm đẹp da
Curcumin trong tinh bột nghệ có tác dụng ức chế sắc tố melanin. Melanin được biết đến là một chất gây tàn nhang, sạm da. Curcumin sẽ điều hòa lượng dầu nhờn trên da, chống lão hóa. Giúp đem lại cho bạn làn da trắng hồng mịn màng, khỏe mạnh. Khi được dùng trực tiếp trên da, curcumin trong tinh bột nghệ còn giúp làm liền các vết sẹo, loại bỏ các vết thâm do mụn để lại.
Tinh bột nghệ đỏ giúp phòng chống các bệnh ngoài da như vảy nến, lupus ban đỏ, mụn,..Theo y học cổ truyền
Tác dụng: giảm đau, phá huyết, làm liền và lành sẹo.
Công dụng: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, đau tức sườn ngực, đau liên sườn, khó thở. Nghệ đỏ còn hỗ trợ phụ nữ sau sinh; bởi họ thường xuất hiện máu kết hòn cục, hoặc ứ huyết do sang chấn. Người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn, căng thẳng. Nghệ còn giúp làm lành vết thương hở, và không để lại sẹo xấu.
Các lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ
- Nghệ đỏ tuy có nhiều công dụng quý với sức khỏe và làn da, nhưng lại có khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa kém. Vì vậy mà khi sử dụng, quý bạn đọc nên pha với tinh bột nghệ trong nước ấm cùng mật ong hoặc tiêu đen để tăng cường tác dụng.
- Để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, nên uống tinh bột nghệ sau ăn 1h để đạt hiệu quả tốt nhất
- Giảm tác dụng của nghệ khi uống lúc đói, nên chú ý không nên nhé.
- Chỉ cần kiên trì sử dụng với liều lượng thích hợp, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.
Nguy hại từ việc sử dụng tinh bột nghệ không đúng cách
- Chỉ nên dùng 1-2 thìa tinh bột nghệ mỗi ngày. Dùng liều cao trong thời gian dài có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn chuyển hóa sắt,…
- Đặc biệt, khi dùng tinh bột nghệ liều cao khả năng kháng viêm của cơ thể bị giảm đi.
- Người mắc bệnh máu khó đông, phụ nữ bị rong kinh kéo dài không nên dùng, vì nghệ có thể làm chậm lại quá trình đông máu.
Dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng về nghệ đỏ, nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tóm lại, nghệ giúp bạn có một làn da đẹp, ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa,.. Song bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng và không nên lạm dụng tinh bột nghệ.